TIN MỚI NHẤT

Menu

Browsing "Older Posts"

Bí quyết giúp phòng khách thu hút nhân khí và tài khí

Thursday, June 2, 2016 / No Comments

Phòng khách của ngôi nhà là nơi vượng khí hội tụ và quyết định việc chủ nhà có quý nhân phù trợ hay không. Do đó, căn phòng này cần yên tĩnh, ổn định, không được để phòng khách trở thành đường đi có người đi lại quá nhiều, khiến các vị khách bị quấy nhiễu.


Cảm nhận của các vị khách về căn nhà chủ yếu thông qua phòng khách. Một phòng khách đẹp là một căn phòng không chỉ để lại ấn tượng tốt cho các vị khách, giúp ích cho công việc và các mối quan hệ của gia chủ, mà còn khiến chủ nhà cảm thấy tự hào, thoải mái, yêu mến ngôi nhà của mình hơn. Vì vậy, phòng khách được cả chủ nhà và kiến trúc sư ưu ái quan tâm.
Thông thường, để thuận tiện cho việc tiếp khách, phòng khách sẽ được thiết kế ở nửa phía trước tầng 1 của ngôi nhà. Không gian phòng khách thường được thiết kế rộng rãi hơn các phòng khác và nội thất trong căn phòng này cũng được chú trọng đầu tư hơn... Nhìn chung, những điều này là phù hợp với yêu cầu của khoa học phong thuỷ.
Phòng khách bố trí kề ngay với cửa chính sẽ tiếp nhận “khí” (năng lượng) tốt từ cửa chính. Bởi lẽ, cửa chính là nơi nạp khí chính cho toàn bộ ngôi nhà, luôn được yêu cầu phải đặt tại phương vị tốt, có hướng tốt để tiếp nhận sinh khí. Hướng cửa tốt thường được xác định theo mệnh quái của chủ nhà, người mệnh Đông tứ (Khảm, Ly, Chấn, Tốn) thì 4 hướng tốt sẽ là: Đông, Đông Nam, Nam và Bắc; người mệnh Tây tứ (Càn, Khôn, Cấn, Đoài) thì 4 hướng tốt là Tây, Tây Bắc, Tây, Tây Nam. Tuỳ vào mệnh quái của từng gia chủ mà các hướng tốt được gọi là Sinh khí, Diên niên, Thiên y hay Phục vị. Ví dụ: gia chủ mệnh Khảm thì hướng Bắc là Phục vị, hướng Nam là Diên niên, hướng Đông là Thiên y, hướng Đông Nam là Sinh khí; còn lại 4 hướng xấu sẽ là: Tây Bắc (Lục sát), Tây Nam (Tuyệt mệnh), Đông Bắc (Ngũ quỷ), Tây (Hoạ hại).



Trường hợp hướng cửa xấu (mỗi hướng trên bao gồm 3 cung, mỗi cung lại có tính chất tốt xấu riêng) thì cần tìm cách để hoá giải, ví dụ treo gương bát quái để làm thay đổi dòng khí, chọn hướng bàn thờ, hướng bếp phù hợp với hướng cửa, hoặc mở thêm cửa phụ, cửa sổ cho ngôi nhà. Chẳng hạn, hướng cửa chính phạm Tuyệt mệnh thì nên xoay bếp về hướng Thiên y, bởi Thiên y chế được Tuyệt mệnh; hướng cửa chính nếu phạm Ngũ quỷ thì xoay bếp về hướng Sinh khí (Sinh khí giáng Ngũ quỷ); hướng nhà nếu phạm Lục sát thì xoay bếp về hướng Diên niên (Diên niên yểm Lục sát). Ngoài ra, cũng có thể kê bàn ghế trong phòng khách ở hướng tốt; sử dụng những đồ vật và màu sắc trợ sinh cho mệnh chủ nhà, đồng thời mang ý nghĩa cát tường; hay cũng có thể đặt các vật khí phong thuỷ có tác dụng tăng tiến tài lộc, phát triển sự nghiệp, giúp tiêu giảm dòng khí xấu…
Bố trí phòng khách kề ngay với cửa chính còn giúp căn phòng tiếp nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, phòng khách cũng không nên quá sáng, sẽ gây bất lợi cho nam giới trong nhà. “Sáng” ở đây bao gồm ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ đèn và màu tường, màu đồ đạc. Gam màu sáng không được vượt quá 3/4 cảnh sắc trong phòng. Ngược lại, nếu ánh đèn tối hoặc màu tường của phòng khách quá tối sẽ ảnh hưởng đến sự minh mẫn, làm cho con người phản ứng chậm chạp, thiếu ý chí vươn lên. Gam màu tối trong phòng khách không nên vượt quá 1/2 cảnh sắc trong phòng.
Về màu sắc, màu sắc trong phòng khách cần phải phù hợp với phương vị và mệnh quái của chủ nhà. Trong đó, trần nhà nên có màu trắng hoặc màu nhạt hơn so với màu tường, tránh tình trạng “đầu nặng, chân nhẹ”, về lâu dài sẽ không có lợi. Lưu ý, màu sắc của căn phòng cũng không nên quá đơn điệu, vì nó khiến cho con người thiếu tính tích cực, tuy nhiên nếu màu sắc quá nhiều lại khiến cho tinh thần con người rối loạn. Chỉ nên trang trí màu sắc trong phòng từ 2 đến 3 loại, những màu sắc khác nếu có thì chỉ là điểm xuyết để căn phòng thêm sinh động hoặc đồ vật đó được nổi bật.
Màu sắc và ánh sáng trong phòng khách phải tạo ra không khí ấm cúng, gần gũi. Đèn trong phòng khách nên được lắp âm trần, âm tường hoặc hắt ngược lên trần nhà để không gây chói mắt. Đèn chính của phòng khách nên là những loại đèn mang lại sự sang trọng như đèn chùm bằng pha lê.
Về vị trí của phòng khách, nếu phòng khách nằm ở phía sau phòng ngủ hay phòng bếp sẽ để lại ấn tượng không đẹp cho khách khi phải đi qua những khu vực riêng tư như vậy, Phòng khách ở phía sau sẽ tạo cảm giác cửa chính ở phía sau nhà. Theo quan niệm phong thuỷ, phòng khách đặt phía sau nhà sẽ gây bất lợi cho việc “tàng phong tụ khí”, dễ khiến cho người ở có vận thế đi xuống, sự nghiệp khó đạt được thành tựu, tài vận thất thoát, bí mật riêng tư của gia chủ bị tiết lộ.
Phòng khách cũng là nơi vượng khí hội tụ và quyết định chủ nhà có quý nhân phù trợ hay không, Vì thế, không gian này cần sự yên tĩnh, ổn định, không được để phòng khách trở thành đường đi có người qua lại quá nhiều, khiến các vị khách bị quấy nhiễu.
Về diện tích, nếu phòng khách rộng rãi sẽ có lợi cho sự lưu thông khí, giúp tụ được nhiều vượng khí. Điều này đặc biệt tốt khi phòng khách đảm nhiệm thêm chức năng khác như phòng sinh hoạt chung của gia đình. Phòng khách nhỏ hẹp, nhất là thêm yếu tố trần nhà thấp sẽ không mang lại cảm giác thoái mái cho gia chủ cũng như các vị khách đến thăm nhà, gây khó khăn cho việc tạo lập các mối quan hệ, từ đó ảnh hưởng đến sự nghiệp và tài vận của gia chủ.
Những phòng khách được bố trí một cách hợp lý, thân thiện, tạo cảm giác ấm cúng, hợp phong thuỷ sẽ thu hút được nhiều khách khứa, bạn bè đến thăm nhà, qua đó giúp mở rộng và duy trì các mối quan hệ. Khách đến nhà cũng có nghĩa là “nhân khí”, “tài khí” đến nhà.
(Theo Lao động Online) 

5 đại kị phong thủy cần nhớ trong nhà

/ No Comments



Trong phong thủy có những điều cơ bản mà bạn nên biết để khi mua, hoặc xây nhà tránh phạm phải. Sau đây là những đại kỵ không thể không biết trong phong thủy nhà ở và cách hóa giải.

1. Không đặt bếp đối diện cửa
Bếp lửa không nên đặt đối diện với cửa nhà, cửa ra ban công, cửa phòng bếp, cửa phòng ngủ,… vì như thế sẽ “bị phạm”. Người xưa nói rằng “ mở cửa nhìn ngay thấy bếp, thì tiền tài hao hụt”. Điều này sẽ khiến bạn mất đi những may mắn, thậm chí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sống trong gia đình.  Trên thực tế, nếu phòng bếp đối diện với cửa lớn, khi gió to thì sẽ làm tắt lửa. 
Phương pháp hóa giải đơn giản nhất là bạn có thể làm rèm hoặc kệ, quầy bar,… để che chắn. 

đại kị phong thủy trong nhà


 
2. Không để nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà
Trung tâm của ngôi nhà giống như tim của con người, rất quan trọng.  Phòng vệ sinh là nơi sản sinh uế khí không tốt, nếu nó được đặt giữa nhà thì sẽ khiến tất cả các phòng trong ngôi nhà bị ô nhiễm uế khí, gây ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.
Khi xây nhà, cần phải đặt lệch vị trí nhà vệ sinh tránh vị trí trung tâm. Nếu phạm phải thì nên dọn dẹp nhà vệ sinh sạch sẽ, đóng chặt mỗi khi ra vào.
3. Không để cửa sau đối diện cửa trước
Tránh để cửa chính và cửa hậu, cửa sổ ở cuối nhà, nằm trên cùng một đường thẳng, tức bước vào cửa chính đã nhìn thấy cửa hậu hoặc cửa sổ ở cuối nhà. Điều này sẽ phạm phải Xuyên tâm sát, và như vậy sẽ khó tích tụ được tiền bạc, thậm chí là ảnh hưởng nặng đến đường tài lộc. 
Để hóa giải, bạn có thể đặt một bình phong chắn giữa cửa chính và cửa hậu. Ngoài ra, bạn có thể đặt một bể cá nhỏ hoặc cây cảnh cạnh cửa chính.
4. Không nên đặt gương, kính tùy tiện trong nhà
Nhiều gia đình thường sử dụng gương để “tăng diện tích” cho ngôi nhà về mặt thị giác. Tuy nhiên, khi bày gương cần chú ý nhiều đến phong thủy. Đặc biệt là khu vực giường ngủ không nên đặt gương kính chiếu thẳng vào, vừa khiến người ngủ cảm giác lo âu, thấp thỏm và khí trường bị phản xạ hỗn loạn. Và tuyệt đối không để gương đối diện cửa ra vào. 



 5 dai ki phong thuy can nho trong nha - 2

5. Không đặt giường ngủ thẳng cửa
Nếu phòng ngủ của gia đình quá nhỏ và chỉ có một cách để kê giường ngủ, thật không may vị trí này lại bị cửa ra vào chiếu vào thì trong phong thủy gọi là "vị trí quan tài". Để giảm bớt sát khí đến từ cách sắp xếp nội thất này thì gia đình có thể treo một quả cầu pha lê trên trần nhà ở vị trí giữa giường và cửa.

                                                                                                      nguồn: eva.vn xem thêm các bài viết về phong thủy 

Bạn sẽ nghèo đến hết đời nếu mắc những lỗi phong thủy này

/ No Comments


Những lỗi phong thủy này có khi rất nhỏ thường không ai để ý nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tài vận gia chủ.
Treo ảnh lệch, ảnh buồn
phong trhuy nha o
Treo ảnh lệch có thể khiến tài vận gia chủ đi xuống (Ảnh minh họa)
Không ít người thích treo các bức ảnh gia đình trên tường nhà nhằm mục đích trang trí, tạo nét đẹp thẩm mĩ, đồng thời có thể khích lệ tinh thần, khơi dậy sự gắn kết cho mọi thành viên trong nhà.
Nhưng cần lưu ý, khi chọn và treo ảnh tránh treo lệch, nghiêng, chọn những bức ảnh buồn, khóc lóc. Xét về mặt phong thủy, điều đó sẽ mang tới vận khí xấu, ảnh hưởng tới tình cảm gia đình cũng như cản trở sự nghiệp của gia chủ.
Giấy dán tường rách
Hiện nay, không ít gia đình “tân trang” ngôi nhà bằng giấy dán tường, vừa tạo cảm giác mới mẻ, lại đảm bảo yếu tố thẩm mĩ. Nhưng lưu ý, giấy dán tường cần phải dán khít vào nhau, tránh để thành khe hở hoặc bị rách nát, nhất là những gia đình có thờ Thần Phật.
Xét theo góc độ phong thủy nhà ở, giấy dán tường lệch, có khe hở hoặc rách biểu trưng cho việc người nhà sinh bệnh, có tai họa bất ngờ phát sinh, là điềm xui rủi. Nếu không kịp thời sửa chữa, khiến từ trường quanh nhà hỗn loạn, gia vận ngày càng đi xuống.
Vị trí nhà ở dưới tầng hầm, hồ nước, đường xuyên qua
Ban se ngheo den het doi neu mac nhung loi phong thuy nay
Những ngôi nhà ở tầng hầm hoặc nươc chảy qua thường không giữ được tài lộc (Ảnh minh họa)
Nếu dưới nhà bạn là tầng hầm rỗng, là hồ nước, đường đi xuyên qua, dưới là siêu thị hoặc hầm đỗ xe đều không có lợi cho tài vận của bạn. Tuy là Thủy chủ tài, xe chạy, người đi hay nước chảy đều đại diện cho sự luân chuyển của tiền tài. Nhưng đáng tiếc, nguồn tài này không chảy vào nhà bạn mà chỉ chảy qua. Vì thế, tiền tài tuy nhiều nhưng chẳng liên quan gì đến nhà bạn.
Nhà có cửa phòng vệ sinh và phòng bếp đối nhau
Để tiết kiệm diện tích và tăng sự thuận tiện, nhiều gia chủ bố trí cửa hai căn phòng vệ sinh và bếp đối diện nhau, điều này phạm vào lỗi “Hạ Thủy” trong phong thủy. Nhà bếp đại diện cho tài vận, theo cách bố trí này thì đường phát tài của gia chủ sẽ bị khí ô uế trong nhà vệ sinh ảnh hưởng, dẫn đến càng ngày càng sa sút.
Căn nhà phạm lỗi phong thủy này nên thay đổi cửa của nhà vệ sinh hoặc nhà bếp, nếu không thì treo rèm trước cửa nhà vệ sinh và dùng các đồ vật phong thủy như xâu Ngũ Đế, Hồ Lô.
Cửa lớn đối diện cửa cửa hàng xóm
Cửa lớn hai nhà đối diện nhau sẽ dẫn đến giảm sút tài vận. Nhà của gia chủ sẽ phải gánh chịu nhiều sự khó khăn, vất vả nếu khí trường nhà hàng xóm tương xung, ngũ hành tương khắc. Nếu tại cửa nhà hàng xóm có kệ giày, chứa đựng nhiều sự phức tạp, sẽ đem đến hung sát cho gia chủ. Điều quan trọng là nếu trước cửa nhà đối diện có treo gương bát quái thì ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Bài trí nhiều chậu cây cảnh có gai
Bài trí quá nhiều cây cảnh có gai cùng không tốt cho gia chủ
Sử dụng cây xanh, chậu hoa cảnh bài trí trong nhà là một trong những biện pháp hữu hiệu mang thiên nhiên vào không gian sống. Nó không những tạo ra nét đẹp thẩm mĩ mà còn giúp thanh lọc không khí trong nhà.
Nhưng lưu ý, khi lựa chọn cây cảnh đặt trong nhà, nên tránh những loài cây có nhiều gai như xương rồng… tránh gây sát thương, ảnh hưởng sức khỏe. Mặt khác, những mũi gai sắc nhọn dễ hút từ trường xấu, khiến người trong nhà bất hòa, thường xuyên cãi vã, tình cảm rạn nứt.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!
                                                                                                                  nguồn: baovn.info

Toàn văn Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng

/ No Comments
CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 26/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013
NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH XÂY DỰNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng, thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Xây dựng.
Điều 2. Đối tưng thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và của Sở Xây dựng theo ủy quyền hoặc phân cấp của y ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ chp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng.
Chương 2.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG
Điều 3. Cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng
1. Thanh tra Bộ Xây dựng.
2. Thanh tra Sở Xây dựng.
Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng
1. Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ.
2. Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng quyết định thành lập.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Xây dựng
Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra, Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng ban hành; định hướng Thanh tra Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch thanh tra.
2. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
3. Yêu cầu Thanh tra Sở Xây dựng tổng hp, báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra cho công chức, thanh tra viên làm công tác thanh tra chuyên ngành xây dựng.
5. Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do Bộ, ngành, địa phương thành lập.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra Sở Xây dựng.
7. Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
8. Tổng kết pháp luật về thanh tra, pháp luật về xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thành lập các đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng phê duyệt.
2. Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao.
3. Trình Bộ trưởng ra quyết định thành lập đoàn thanh tra hành chính liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối vi vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành.
4. Yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Xây dựng báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng
1. Thanh tra Sở Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức.
Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
2. Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng
Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyn hạn sau:
1. Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng của Thanh tra Bộ, trình Giám đốc Sở phê duyệt, báo cáo Thanh tra Bộ.
2. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền quản lý.
3. Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành, địa phương thành lập; tham gia các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ thành lập.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt.
2. Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở giao.
3. Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.
4. Chỉ đạo hoạt động của lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra viên của Thanh tra Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH XÂY DỰNG
Điều 10. Nội dung thanh tra hành chính
Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Điều 11. Nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:
a) Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;
b) Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;
d) Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.
2. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:
a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;
c) Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
d) Việc cp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;
đ) Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
e) Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
g) Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
h) Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
i) Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
k) Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;
l) Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
m) Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
3. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm:
a) Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị;
c) Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.
4. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
5. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
6. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền.
8. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.
Điều 12. Phê duyệt kế hoạch thanh tra
1. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
2. Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Kế hoạch thanh tra được gửi cho Thanh tra Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hằng năm.
3. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt của Bộ Xây dựng phải báo cáo Bộ trưởng; việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt của Sở Xây dựng phải báo cáo Giám đc Sở.
Điều 13. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
1. Kế hoạch thanh tra của Sở Xây dựng nếu chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng.
2. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm phi hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Xây dựng với các cơ quan thanh tra của địa phương.
Điều 14. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 và Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Điều 15. Thi hạn thanh tra
1. Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày.
2. Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc do điều kiện đi lại khó khăn tại các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
3. Người ra quyết định thanh tra có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn thanh tra theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 16. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra ngành Xây dựng
1. Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
2. Hoạt động thanh tra của thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập thực hiện theo quy định của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 55 Luật thanh tra;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Lập biên bản về việc vi phạm của đốtượng thanh tra;
đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật theo quy định khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm của đối tượng thanh tra khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nưc, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
l) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
m) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
n) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo đó.
2. Trưởng đoàn thanh tra được đóng dấu của cơ quan thanh tra lên chữ ký của mình khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo thẩm quyền.
3. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các Điểm g, h, i, k và Khoản 1 Điều này thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Điều 18. Thực hiện kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Bộ trưởng, Giám đốc Sở có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ra quyết định thanh tra, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là đối tượng thanh tra có trách nhiệm ra quyết định xử lý kỷ luật cá nhân có sai phạm được nêu trong kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc pháp luật về lao động.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý vi phạm nêu trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra quy định tại Khoản 2 Điều này mà không xử lý, xử lý không kịp thời hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Điều 19. Thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật thanh tra. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
3. Căn cứ thanh tra lại, thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
4. Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng được gửi Bộ trưởng, Thanh tra Chính phủ.
Điều 20. Tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra ngành Xây dựng
1. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Chương 4.
THANH TRA VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH XÂY DỰNG
Điều 21. Thanh tra viên ngành Xây dựng
1. Thanh tra viên ngành Xây dựng là công chức của Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
2. Thanh tra viên ngành Xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định của pháp luật về xây dựng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
b) Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trang phục, phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên ngành Xây dựng
1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về trang phục, cấp hiệu của thanh tra ngành Xây dựng sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra viên ngành Xây dựng có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thẻ thanh tra, biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng thẻ thanh tra, trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với thanh tra ngành Xây dựng; nghiêm cấm thanh tra viên ngành Xây dựng sử dụng thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu vào mục đích cá nhân. Trường hợp thanh tra viên sử dụng thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng
1. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là công chức, viên chức, người am hiểu sâu về chuyên ngành, được Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng trưng tập tham gia đoàn thanh tra. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là người có phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
Tùy theo yêu cầu từng đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra trưng tập cộng tác viên thanh tra. Việc trưng tập kết thúc khi đoàn thanh tra kết thúc cuộc thanh tra hoặc cộng tác viên thanh tra không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.
3. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH XÂY DỰNG
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.
2. Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Xây dựng.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Kiện toàn tổ chức; chỉ đạo, bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện hoạt động cho Thanh tra Bộ Xây dựng.
5. Ban hành quy định cụ thể về trang phục, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của thanh tra ngành Xây dựng.
6. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trách nhiệm của Chủ tch y ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở.
2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và kinh phí hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng.
3. Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở Xây dựng, y ban nhân dân cấp huyện và y ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Điều 26. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Xây dựng.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở, trình Chủ tịchy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 6 Điều 24 Nghị định này trong phạm vi quản lý của Sở Xây dựng.
Điều 27. Trách nhiệm phối hp giữa các cơ quan thanh tra ngành Xây dựng và các cơ quan, tổ chức khác
1. Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra ngành Xây dựng:
a) Thanh tra Bộ chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra Sở;
b) Thanh tra Sở có trách nhiệm phối hợp, cử người tham gia các đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ hoặc Bộ trưởng quyết định thành lập khi có yêu cu.
2. Trách nhiệm của cơ quan trong ngành Xây dựng:
Các cơ quan trong ngành Xây dựng có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của cơ quan thanh tra ngành Xây dựng để phục vụ cho hoạt động thanh tra; giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, xử lý kịp thời vi phạm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị được phát hiện qua công tác thanh tra.
3. Trách nhiệm phối hp của các cơ quan, tổ chức khác:
a) Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng;
b) Cơ quan công an các cấp có trách nhiệm phối hp, giải quyết những kiến nghị do cơ quan thanh tra ngành Xây dựng chuyn đến và trả lời bng văn bản về việc xử lý kiến nghị theo quy định; phối hp với cơ quan thanh tra ngành Xây dựng, lực lượng quản lý trật tự xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
4. Trách nhiệm, quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thanh tra.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2013, thay thế Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng.
2. Chấm dứt việc thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 29. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦTHỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng